Nghiên cứu mới phát hiện khoảng cách 1,5m chưa an toàn với coronavirus

Một nghiên cứu mới, thu thập dữ liệu từ 15,000 bài báo khoa học về coronavirus trên thế giới, phát hiện rằng khoảng cách 1,5m là chưa đủ để ngăn ngừa sự lây nhiễm. Bằng chứng mới về đường đi của các giọt chất lỏng nhỏ bé này đã chỉ ra nhu cầu mang khẩu trang là hợp lý, cũng như phải tăng thêm sự thông thoáng trong nhà cửa và trên phương tiện giao thông công cộng.

Victoria's Stage 4 restrictions have been extended by at least two weeks.

Victoria's Stage 4 restrictions have been extended by at least two weeks. Source: AFP/Getty Images

Highlights
  • Các nhà khoa học của trường ANU nói phân tử virus nhỏ hơn 50 lần so với ngọn tóc có thể bay xa vài mét trong không khí.
  • Họ phân tích dữ liệu từ 15,000 nghiên cứu khác nhau về coronavirus.
  • Những giọt virus nhỏ nhoi tới mức vô hình này có thể tồn tại trong không gian nhiều giờ đồng hồ.
Quy định giữ khoảng cách trong giao tiếp chủ yếu dựa vào bằng chứng khoa học phổ biến, vốn cho rằng các phân tử lỏng có thể bắn ra xa nhất là 1.5 mét. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Quốc gia Úc ANU cung cấp dữ liệu cho thấy các phân tử vi mô có thể di chuyển xa vài mét trong không khí.

Các chuyên gia về sức khoẻ môi sinh toàn cầu đã phân tích dữ liệu về sự lây nhiễm coronavirus, từ 15,000 nghiên cứu khác nhau khắp thế giới.

Kết quả đã được xuất bản trên tạp chí Journal of Public Health tại Úc và Tân Tây Lan, củng cố thêm những lo ngại về việc virus có thể đi rất xa trong không khí.

Giáo sư Sotiris Vardoulakis đứng đầu nhóm nghiên cứu nói những hạt phân tử bị phân chia thông thường có thể được mang đi theo những giọt bọt bắn ra ngoài từ đường hô hấp, khi một người ho hoặc hắt hơi, và dừng lại trong khoảng cách từ 1 mét tới 1.5 mét.   

‘Tuy nhiên bằng chứng mới nổi lên cho biết những hạt phân tử nhỏ nhoi hơn có thể bay xa hơn nữa, ngay khi chúng ta nói chuyện với nhau, hoặc thậm chí từ những người không phát hiện triệu chứng và không bị ho hay hắt hơi.

Trong trường hợp này, hạt virus có thể di chuyển xa tới vài mét.

Hạt virus này có thể nhỏ hơn sợi tóc tới 50 lần, mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Chúng tôi lo ngại rằng sự lây nhiễm của virus đã xảy ra một cách tiềm tàng, thông qua một vài con đường khác nữa, chẳng hạn nương theo các phân tử trôi nổi trong không gian, mà thường được biết đến như là các giọt chất lỏng nhỏ nhoi aerosols.

Giáo sư nói các phân tử virus đó có thể trôi nổi trong không khí tới ba tiếng đồng hồ.

Ông nhấn mạnh rằng nghiên cứu mới nổi lên này chưa hoàn hảo và cũng không phải là một phán quyết dứt khoát, tuy nhiên ông nói dữ liệu mới nhất ủng hộ việc mang khẩu trang, như một biện pháp phổ biến có tác dụng tốt.

‘Câu hỏi rằng loại khẩu trang nào có thể ngăn chặn những giọt chất lỏng này tốt nhất vẫn chưa thể trả lời, bởi vì mặc dù khẩu trang N95 được biết là rất hữu hiệu nhằm ngăn không cho các giọt lỏng đi vào hệ hô hấp, nhưng nếu người đeo khẩu trang đã bị nhiễm virus thì họ có thể thở ra nhiều phân tử bị nhiễm bệnh nếu khẩu trang có một lỗ thông hơi.

Những loại khẩu trang y tế đeo lỏng lẻo hơn có thể khiến các giọt bọt nhỏ dễ dàng đi vào hơn, nhưng người mang khẩu trang sẽ khó thở ra ngoài những giọt phân tử lớn đã bị nhiễm bệnh.

Cuối cùng, thậm chí những khẩu trang vải nếu được mang vừa khít thì đều có khả năng bảo vệ mọi người.’

Giáo sư Vardoulakis cũng là thành viên Hiệp hội Y tế Cộng đồng Úc, ông nói bằng chứng về các giọt chất lỏng nhỏ bé đã chỉ ra nhu cầu phải tăng thêm sự thông gió trong các gia đình và trên phương tiện công cộng.  

Ông nói những thiết bị làm sạch không khí có các màng lọc HEPA đều có thể lọc được bụi và các loại phấn hoa vốn là các thực thể vận chuyển coronavirus tiềm tàng.

Những loại màng lọc này được sử dụng trên phi cơ và có thể lọc được ít nhất 99.97% các hạt phân tử lớn hơn 0.3 microns.


Share
Published 26 August 2020 3:07pm
Updated 26 August 2020 4:51pm
By Lê Tâm

Share this with family and friends