Mỹ bác bỏ yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh ‘bắt nạt’ các nước trong khu vực

Hoa Kỳ đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông, và cáo buộc Bắc Kinh về một “chiến dịch bắt nạt”, một động thái có thể khiến cho quan hệ giữa hai nước thêm căng thẳng.

Parts of the South China Sea.

Parts of the South China Sea. Source: AAP

Highlights
  • Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc đã không đưa ra được cơ sở pháp lý nào cho các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông
  • Trung Quốc đáp trả các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhắm vào các quan chức chính phủ
  • Mỹ vẫn đang đàm phán một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói trong một thông cáo hôm thứ Hai rằng , và đã đe doạ các nước trong khu vực.

“Chúng tôi xin nói rõ: Yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát chúng,” ông Pompeo nói.
Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông là đế chế hàng hải của mình.
Trung Quốc hôm thứ Ba đã phản ứng truớc tuyên bố này, và nói rằng cáo buộc của Washington là “hoàn toàn vô lý”.

“Hoa Kỳ không phải là một quốc gia liên quan trực tiếp đến các tranh chấp. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục can thiệp vào vấn đề này,” Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho biết .

“Dưới cái cớ giữ gìn sự ổn định, họ đã thể hiện quyền lực, khuấy động căng thẳng và khích động sự đối đầu trong khu vực.”
US Secretary of State Mike Pompeo.
US Secretary of State Mike Pompeo. Source: AAP
Hoa Kỳ từ lâu đã phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, và thường xuyên gửi tàu chiến đến các tuyến đường thuỷ chiến lược nhằm thực hiện quyền tự do hàng hải.

Tuyên bố mới nhất của ông Pompeo đồng nghĩa với việc, Hoa Kỳ sẽ coi tất cả những yêu sách hàng hải của Trung Quốc bên ngoài vùng biển được quốc tế công nhận là bất hợp pháp.

Mặc dù Washington vẫn tiếp tục giữ thái độ trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng tuyên bố này cho thấy Mỹ đã ngả về phía Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam, vốn phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực biển xung quanh các đảo, rạn san hô và bãi cạn.

“Có một số trường hợp rõ ràng trong đó [Trung Quốc] đang tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực mà không quốc gia nào có thể tuyên bố một cách hợp pháp,” Bộ Ngoại giao Mỹ viết trong một tờ thông tin kèm theo tuyên bố này.

Trung Quốc đáp trả các đòn trừng phạt của Hoa Kỳ

Trung Quốc hôm thứ Hai cũng công bố “các lệnh trừng phạt tương ứng” chống lại Hoa Kỳ, sau khi Washington trừng phạt các quan chức cấp cao Trung Quốc về việc ngược đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

“Hành động của Hoa Kỳ can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và làm tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ Trung-Mỹ,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên.
Trung Quốc sẽ có những phản hồi tiếp theo tuỳ thuộc vào diễn biến của tình hình.
Các lệnh trừng phạt của Trung Quốc nhắm vào hai thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio, dân biểu Chris Smith, đại sứ tự do tôn giáo quốc tế Sam Brownback, cùng một số nhân vật khác.

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung vẫn còn trên bàn đàm phán

Cố vấn kinh tế Toà Bạch ốc, ông Larry Kudlow, cho biết Tổng thống Trump không hài lòng với Trung Quốc về đại dịch coronavirus, luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, và việc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, nhưng Mỹ vẫn đang trong giai đoạn đầu tiên của việc đàm phán thoả thuận thương mại với Trung Quốc.

“Chúng tôi vẫn đang đàm phán thoả thuận thương mại giai đoạn một,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network. 

Hoa Kỳ và Trung Quốc hồi tháng Giêng đã công bố , rút lại một số loại thuế và tăng cường việc Trung Quốc mua hàng của Mỹ, sau cuộc xung đột kéo dài 18 tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 14 July 2020 5:50pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends