Liệu vắc-xin COVID-19 có tác dụng phụ về lâu dài không?

Sau khi Úc chính thức triển khai chương trình chủng ngừa COVID-19 vào đầu tuần này, nhiều người vẫn còn lo lắng về tác dụng phụ của vắc-xin, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Vậy những lo lắng đó có đúng hay không?

WHO has agreed on a no-fault compensation plan for claims of serious side effects in people in 92 poorer countries due to get COVID-19 vaccines via the COVAX sharing scheme.

File. Vials of the AstraZeneca vaccine and loaded syringes waiting to be administered in London 2021. Source: AP

Một nhóm các nhà khoa học viết trên trang  rằng, các loại vắc-xin COVID-19 đã được thử nghiệm trong nhiều tháng, và các tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm.

Trên thực tế, hầu hết các tác dụng phụ xảy ra trong vòng một hoặc hai ngày đầu tiên, và đa số đều là những triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi hoặc sốt – đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang xây dựng phản ứng chống lại virus.

Kể từ tháng 12/2020,  đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19. Với số lượng lớn như vậy, bất kỳ tác dụng phụ phổ biến, không phổ biến hoặc hiếm gặp nào cũng đã được phát hiện. Bên cạnh đó, cả vắc-xin Pfizer lẫn AstraZeneca đều cho kết quả an toàn trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng.

Điều đó cho thấy các loại vắc-xin sẽ được sử dụng trên khắp nước Úc là an toàn và không gây hại.

Một số người cũng nêu quan ngại về các loại vắc-xin mRNA, bao gồm vắc-xin của Pfizer-BioNTech. mRNA được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống. Nó là một thông điệp cho các tế bào biết cách tạo ra các protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng miễn dịch đó là thứ bảo vệ chống lại sự lây nhiễm nếu một cá nhân tiếp xúc với virus.

mRNA không giống với DNA và nó không thể kết hợp với DNA để thay đổi mã di truyền của chúng ta. Vì vậy, vắc-xin mRHA không ảnh hưởng hoặc tương tác với DNA theo bất kỳ cách nào.

Hơn nữa, việc kiểm tra tính an toàn của vắc-xin không dừng lại sau khi chúng đã được đăng ký sử dụng. Một khi vắc-xin đã được đưa vào sử dụng, việc giám sát liên tục tính an toàn của chúng là một phần quan trọng của quá trình phát triển vắc-xin.

Úc có một hệ thống mạnh mẽ để thực hiện điều này. Hệ thống được thiết lập để phát hiện bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào từ vắc-xin (nếu có) và bảo đảm chúng được điều tra kịp thời.

Dữ liệu về tiêm chủng COVID-19 được thu thập trong các hệ thống giám sát này sẽ được công bố hàng tuần trên .

Thế còn các tác dụng phụ trong ngắn hạn thì sao?

Vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech
Đối với những người đã tiêm vắc-xin này trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn bắt đầu từ tháng 7/2020, . Các tác dụng phụ phổ biến khác bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp và sốt.

Những trường hợp này thường được báo cáo một hoặc hai ngày sau khi tiêm, và thường chỉ kéo dài khoảng một ngày. Mặc dù một số người sau khi chủng ngừa có thể cần phải nghỉ làm một ngày, nhưng điều này không có nghĩa là vắc-xin không an toàn.

Vào đầu chương trình chủng ngừa tại Hoa Kỳ, . Theo ước tính, cứ 1 triệu người tiêm vắc-xin của Pfizer thì có 11 người bị sốc phản vệ, tức tỷ lệ 0.0011%. Hầu hết xảy ra trong vòng 15 phút, và tất cả bệnh nhân đều đã hồi phục. Đó là lý do vì sao bạn nên ở lại phòng khám tối da 15 phút sau khi chủng ngừa để có thể được điều trị và chăm sóc nếu cần thiết.

Một sự kiện khác được báo cáo vào tháng 1/2021, sau cái chết của 30 bệnh nhân già yếu ở Na Uy sau khi tiêm vắc-xin của Pfizer-BioNTech. Thế nhưng sau khi điều tra, cơ quan quản lý ở Âu Châu kết luận  mà là do bệnh nền trước khi tiêm chủng.

Vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca
Vắc-xin này đã được thử nghiệm trên khoảng 55,000 người ở Anh, Brazil, Nam Phi và Hoa Kỳ. Hàng triệu liều đã được tiêm cho dân chúng, đặc biệt là ở Anh.

Dữ liệu từ bốn thử nghiệm lâm sàng bắt đầu vào tháng 4/2020 ở Anh, Brazil và Nam Phi, cho thấy các tác dụng phụ phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Không có thêm mối lo ngại nào về tính an toàn của vắc-xin kể từ khi chương trình chủng ngừa bắt đầu ở Anh.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 24 February 2021 5:54pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends