Úc: Thị trường địa ốc có nguy cơ bị khủng hoảng do quá nhiều khoản vay mua nhà chỉ trả lãi suất

Khoảng 40% các khoản vay ngân hàng để mua nhà hiện nay là theo hình thức chỉ trả lãi suất. Điều này khiến thị trường địa ốc có nguy cơ bị khủng hoảng nếu người dân không đủ khả năng trả cả gốc lẫn lãi.

Australian property market could be meltdown as inrest-rate only loan crackdown

Source: Shutterstock

Một chuyên gia kinh tế hàng đầu đang cảnh báo thị trường địa ốc của Úc có thể gặp tình trạng khủng hoảng kiểu Mỹ do việc siết chặt cho vay theo hình thức chỉ trả lãi suất khiến những người mua nhà buộc phải bắt đầu trả tiền gốc lẫn lãi.

“Chúng tôi có rất nhiều những người vay tiền đi mua nhà nhưng chỉ trả lãi suất, chuyên gia kinh tế Richard Holden cho biết.

“Những khoản vay này thường là trong khoảng 5 năm.

“Và khi người vay bắt đầu trả tiền gốc, tổng khoản nợ đã tăng lên rất nhiều và nhiều người có thể không thể trả được nợ.”

Vào lúc đỉnh điểm của năm ngoái, khoảng 40% những khoản vay mới từ các ngân hàng đều là vay chỉ trả lãi suất.

“Các ngân hàng đã cho vay một cách thiếu thận trọng,” giáo sư Holden nói.

“Họ cho vay quá nhiều, người dân được khuyến khích mượn tiền quá nhiều, một phần do thị trường địa ốc và một phần do họ ham mê vào địa ốc.

“Điều này dẫn đến tình hình rất rủi ro.”

“Có thể dẫn đến tình trạng bong bóng”

Tháng Ba năm ngoái, cơ quan quản lý ngân hàng APRA đã quyết định đây là thời điểm để họ phải can thiệp nhằm trách một cuộc sụp đổ trong tương lai.

APRA đã yêu cầu các ngân hàng cắt giảm các khoản cho vay chỉ trả lãi suất xuống 30% đối với các khoản vay mới.

 Một khách hàng là bà Lynne Wishart đã vay tiền theo hình thức chỉ trả lãi suất và sang năm bà sẽ phải bắt đầu trả cả gốc và lãi.

Bà muốn gia hạn thời gian tiếp tục trả lãi suất, nhưng không chắc ngân hàng cho phép bà làm thế.

“Nếu ngân hàng chọn cách không cho người dân vay theo hình thức trả lãi suất, thì tôi chắc chắn sẽ có rất nhiều người đang ở trong tình huống tương tự như chúng tôi, nghĩa là không có đủ tiền để trả cả gốc lẫn lãi,” bà nói với 7.30.

Bà Wishart đang học ngành giảng dạy còn chồng bà làm việc toàn thời.

Hai năm trước ngân hàng của bà cho bà mượn một khoản tiền theo hình thức chỉ trả lãi suất để mua nhà cho một người trong gia đình.

Người nhà của bà đã dọn ra, và số tiền cho thuê lại căn nhà đó hiện chỉ đủ để trả lãi suất ngân hàng.

“Chúng tôi đang phải thắt chặt ngân sách,” bà Wishart cho biết

“Chúng tôi không ra ngoài ăn, không mua quần áo mới.

“Chúng tôi sống tằn tiêu chi tiêu mỗi ngày và nếu có chuyện gì xảy ra, chúng tôi không thể xoay xở nổi.

“Có lẽ chúng tôi phải bán căn nhà.”

Tiết lộ gây sốc của Westpac: "50% vay mua nhà là theo hình thức chỉ trả lãi suất"

Bà Wishart vay tiền từ ngân hàng Melbourne – The Bank of Melbourne – một ngân hàng con của Westpac.

Tại cuộc họp quốc hội năm ngoái, giám đốc điều hành của Westpac - Brian Hartzer – nói trước các ủy viên rằng 50% tiền cho vay ngân hàng là theo hình thức chỉ trả lãi suất.

“Khi ông Brian Hartzer nói trước ủy ban quốc hội rằng hơn phân nửa các khoản cho vay của Westpac là các khoản vay chỉ trả lãi suất, tôi thật sự kinh ngạc và khá sốc, thành thực mà nói,” giáo sư Holden cho biết.

Tập quán cho vay của Westpac hiện đang được tòa án rà soát lại.

Cơ quan quản lý doanh nghiệp ASIC, đã tố cáo ngân hàng vô trách nhiệm trong chuyện cho vay, cáo buộc hơn 4 năm qua họ đã không đánh giá khả năng của người đi mua nhà một cách đúng đắn.

Và giờ bà Wishart đang đặt câu hỏi liệu ngân hàng có nên cho bà vay tiền vào thời điểm đó không.

“Nếu ngân hàng thực sự nhìn vào các con số, thì chúng tôi đã không có đủ khả năng, không thể trả nợ cho dù chỉ là trả lãi suất với một thu nhập,” bà nói.

Westpac đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của 7.30, nhưng trong một văn bản họ nói họ luôn đánh giá khả năng của người đi vay có thể trả nợ hay không cho dù chỉ là trả lãi suất.

Ngày hôm qua, Westpac đã công bố số liệu cho thấy họ đã giảm số lượng khoản vay trả lãi suất xuống còn 34.2% trong toàn bộ các khoản vay mua nhà.

Hiệp hội các ngân hàng của Úc (ABA) đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của 7.30.

“Rất thiếu thông tin khi so sánh thị trường nhà của Úc trong tình hình này với thị trường Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng nợ dưới chuẩn,” ABA cho biết trong một thông cáo.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 7 February 2018 6:55pm
Updated 20 February 2018 6:32pm
By Hương Lan


Share this with family and friends