“Quyền được phá thai” không đồng nghĩa với “phá thai”

Chuyện phá thai vẫn chưa hoàn toàn được hợp pháp hóa tại Úc, và nhiều thông tin và quan niệm sai lệch trong phá thai khiến phụ nữ mất đi cơ hội tự quyết định có nên phá thai hay không.

Young woman working at laptop

Việc thiếu thông tin dẫn đến nhiều hệ quả trong phá thai Source: Getty Images

Phá thai vẫn chưa được hợp pháp hóa trên toàn nước Úc

Tiến sỹ Kathleen McNamee, giám đốc Y khoa thuộc Bộ Kế hoạch Gia đình tiểu bang Victoria cho biết

 “Phụ nữ được phá thai ở bất cứ đâu trên toàn nước Úc, nhưng ở một số tiểu bang, hành động này vẫn được xem là một tội ác.”

Thực tế, ở NSW, Queensland và Nam Úc, phá thai vẫn chưa được hợp pháp hóa, và phá thai ở Queensland chỉ hợp pháp khi “nhằm ngăn chặn sự nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tâm thần của người phụ nữ.”

Hồi tháng trước ở Tasmania, một trung tâm làm phẫu thuật phá thai lớn duy nhất của tiểu bang này đã buộc phải đóng cửa. Điều này khiến cho phụ nữ ở Tasmania không còn nhiều lựa chọn để làm phẫu thuật bỏ thai nhi và buộc phải đến các tiểu bang khác.

Do đó, mặc dù, theo lời tiến sỹ McNamee giải thích “bạn đáp ứng đủ điều kiện, bạn có thể làm phẫu thuật phá thai dù cho điều này vẫn nằm trong Luật Hình sự.” Nhưng cần kiểm tra luật ở từng tiểu bang trước khi có quyết định.

Ủng hộ quyền phá thai không có nghĩa là ủng hộ chuyện phá thai

Cuộc tranh luận xoay quanh việc phá thai thường được chia ra hai phạm trù: “pro-choice” – đồng tình và “pro-life” – phản đối việc phá thai.

Và nhiều người đã đánh đồng quyền được phá thai của người phụ nữ với việc ủng hộ chuyện phá thai.

“Đây là quan niệm sai lầm,” nhà hoạt động nhân quyền Úc Mel Armstrong giải thích.

“Phụ nữ quyết định phá thai vì rất nhiều lý do phức tạp, rất cá nhân và đã được suy nghĩ thấu đáo

“Phá thai có thể đối với người khác đơn giản chỉ là ủng hộ hoặc phản đối, nhưng đối với người phụ nữ, đó là giải pháp tốt nhất trong hoàn cảnh của họ.”

Phá thai ảnh hưởng đến khả năng có thai sau này?

Những người phản đối việc phá thai thường đưa ra những lời thuyết phục rằng khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng xấu do quá trình phá thai.

Việc đưa thông tin sai như vậy rất nguy hiểm, và nhiều trung tâm y tế cho việc phá thai tại các tiểu bang Victoria và Tasmania đã phải thiết lập một khu vực an toàn bên ngoài trung tâm để tránh không cho những “đồn đại” này lan rộng.

“Rất hiếm khi chuyện biến chứng trong lúc phá thai lại làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai,” tiến sĩ McNamee nói, “không có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa việc phá thai với việc giảm khả năng thụ thai.”

“Thực ra, biến chứng trong lúc sinh nở mới ảnh hưởng đến khả năng thụ thai sau này, chứ không phải do việc phá thai.”

Bất kỳ bệnh viện nào cũng có dịch vụ phá thai?

Vì việc phá thai chưa được hợp pháp hóa, nên làm phẫu thuật phá thai ở bệnh viện công cũng khác nhau rất nhiều.

Tại Nam Úc (phá thai vẫn nằm trong Luật Hình sự) và ở Bắc Úc, muốn phá thai phải đến bệnh viện công.

Tuy nhiên ở Victoria “có rất ít bệnh viện công cung cấp dịch vụ phá thai”, tiến sĩ McNamee cho biết, mà hầu hết phải làm ở bệnh viện tư.

“Điều này khiến những người thuộc tầng lớp khó khăn trong xã hội khó có thể tiếp cận dịch vụ này. Có một vài nơi nhận phá thai nhưng còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và ngân sách.”

Giảm dịch vụ phá thai sẽ giảm tỷ lệ phá thai?

Hiện cả thế giới đang tìm mọi cách để duy trì quyền được phá thai vì một quan niệm sai lầm hết sức nguy hiểm: không được phá thai sẽ giúp giảm tỷ lệ phá thai.

“Hoàn toàn không có chứng cứ nào về chuyện này,” tiến sỹ McNamee nói, “thực tế lại có rất nhiều bằng chứng cho thấy cấm phá thai không giúp ích gì trong việc thay đổi tỷ lệ phá thai.”

Cấm phá thai chỉ đơn giản là không cho người dân được đến những cơ sở phá thai an toàn, và từ đó tăng rủi ro bị thương hoặc thậm chí tử vong do tay nghề người thực hiện non kém hoặc tự phá thai do người phụ nữ quá sợ hãi và lo lắng.

Hầu hết phụ nữ hối tiếc vì đã phá thai?

vào năm 2015 nói rằng họ không cảm thấy hối tiếc khi phá thai, và đó là quyết định đúng đắn cho họ trong hoàn cảnh đó.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 13 February 2018 3:14pm
Updated 13 February 2018 3:16pm
By Matilda Dixon-Smith


Share this with family and friends