Những vấn đề cần lưu ý khi xin Visa bảo lãnh thân nhân cuối cùng

Diện xin visa bảo lãnh người thân cuối cùng là một trong những loại visa khó xin nhất hiện nay do số lượng visa được xét không nhiều, quá trình xét rất phức tạp và thời gian lên đến 50 năm. Ngoài những điều kiện cơ bản quý vị có thể tham khảo trên trang của Bộ Nội Vụ, quý vị có thể đọc thêm những thông tin trong bài viết sau, để có những bước chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi làm hồ sơ xin loại visa này.

Immigration to Australia, Migration to Australia, Australian Work Visa

تحديثات فيروس كورونا: نيو ساوث ويلز تبدأ في التعافي وفيكتوريا تعاني Source: Pexels

Vào tháng 6/2016, loại visa bảo lãnh người thân cuối cùng và visa người chăm nuôi đã bị hủy bỏ. Nhưng do phản đối từ cộng đồng quá mạnh mẽ, nên loại visa này được áp dụng lại từ tháng 9/2016. Tuy nhiên, chính phủ vẫn muốn hạn chế di dân đi theo dòng visa này, nên đã ra một số luật lệ khắt khe trong quá trình xét, đặc biệt là thời gian chờ visa có thể lên đến 50 năm.

Do thời gian chờ quá dài, nên rất nhiều gia đình nản lòng và không chọn loại visa thân nhân cuối cùng (Remaining Relative Visa subclass 835/115).

Có thể kể đến hai trường hợp điển hình như sau:

  • Gia đình có bố hoặc mẹ là người thân cuối cùng ở Việt Nam, và muốn bảo lãnh ông/bà sang Úc để chăm sóc. Tuy nhiên thời gian chờ là 50 năm, đối với người cao tuổi đó là khoảng thời gian quá lâu để có thể đoàn tụ cùng con cháu.
  • Gia đình có người con còn trẻ và độc thân, là người cuối cùng ở Việt Nam nên muốn bảo lãnh để đoàn tụ với gia đình. Nhưng trong suốt thời gian xét loại visa này, người con đó không được phép kết hôn, vì nếu lập gia đình trước khi được cấp visa, người này sẽ không còn là thân nhân cuối cùng nữa, và hồ sơ sẽ bị bác bỏ.

Những vấn đề mà di dân người Việt thường hay gặp phải trong quá trình xin loại visa này

Không hội đủ điều kiện là người thân cuối cùng

Để hội đủ điều kiện xin bảo lãnh thân nhân cuối cùng, tất cả người thân, họ hàng còn lại đều phải ở Úc, cả bên gia đình chồng và gia đình vợ. Tuyệt đối người còn lại ở Việt Nam là người cuối cùng, ngoài ra không còn bất kì ai khác trong dòng họ sinh sống tại Việt Nam.

Đương đơn ở Úc không sống đủ 2 năm trước khi nộp đơn xin bảo lãnh

Những người là thường trú nhân Úc phải sinh sống ít nhất 2 năm tại Úc trước khi nộp hồ sơ xin bảo lãnh. Trường hợp là thường trú nhân Úc nhưng sống ở nước khác, hoặc thường xuyên đi xa mà không ở Úc đủ 2 năm, hồ sơ có khả năng bị từ chối.

Quý vị nên lưu ý điểm này, vì không ít trường hợp hồ sơ không hợp lệ vì không chỉ người nộp đơn mà các nhân thân khác trong gia đình là thường trú nhân ở Úc nhưng lại không sinh sống thường xuyên tại Úc.

Bộ Di Trú xem xét lại toàn bộ lịch sử hồ sơ đã từng nộp trước đây

Trong quá trình xét hồ sơ xin Visa, Bộ Di Trú sẽ xét lại toàn bộ hồ sơ mà đương đơn và những người thân trong gia đình đã từng nộp trước đây, để đối chiếu những thông tin đã từng khai và những thông tin đương đơn cung cấp trong hiện tại. Nếu hồ sơ xuất hiện sự sai lệch, khả năng cao hồ sơ sẽ bị bác bỏ.

Ví dụ:

Trong hồ sơ cũ của đương đơn trước đây có khai có hai người con A và B. A là con ruột và B là con nuôi. Hiện tại đương đơn muốn bảo lãnh người con ruột A theo dạng thân nhân cuối cùng. Tuy nhiên người con nuôi B vẫn sinh sống tại Việt Nam, chứng tỏ A vẫn chưa là thân nhân cuối cùng.

Vì đối với con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng trước, dù không cùng huyết thống nhưng trong luật của Úc vẫn được tính là người thân trong gia đình.

Những trường hợp khai giả hoặc li dị giả có mục đích

Có trường hợp người vợ hoặc chồng ở Việt Nam muốn xin định cư theo dạng người thân cuối cùng vì gia đình toàn bộ đã ở Úc.

Nhưng theo luật thì người thân cuối cùng tức là không có gia đình, hoàn toàn độc thân. Đã từng xảy ra trường hợp vợ chồng quyết định li dị giả để hội đủ điều kiện là thân nhân cuối cùng. Những trường hợp thế này Bộ Di Trú sẽ tiến hành điều tra rất kĩ lưỡng bằng cách thu thập thông tin từ những cộng đồng xung quanh, lãnh đạo quận, phường hoặc xã. Hoặc thậm chí là điều tra gắt gao hơn để tìm bằng chứng xác nhận vụ li dị này là giả có mục đích.

Quý vị cần liên lạc trực tiếp luật sư hay đại diện di trú để được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp pháp. Những thông tin được cung cấp trên đây chỉ ở mức độ thông tin cơ bản.

Thêm thông tin và cập nhật Like  

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 13 April 2018 1:04pm
By Minh Phuong


Share this with family and friends