Bí quyết giảm chi phí tiền chợ: Làm sao 'né' được đồ ăn vặt không cần thiết?

Đồ ăn vặt (Junk Food) thường hấp dẫn cả về bao bì, loại đồ ăn và đặc biệt là về giá cả, khi gặp đồ ăn vặt mình yêu thích lại đang hạ giá 55%-70% thì làm sao tránh được sự cám dỗ của Junk Food?

Listing things for shopping

Listing things for shopping Source: Huffington Post

Tăng thu giảm chi có lẽ không chỉ là chiến lược của bất cứ một doanh vụ hay chính phủ, cơ quan nào, mà đó cũng là chiến lược hiệu quả trong sinh hoạt của mỗi gia đình.

Nói về một khía cạnh của việc giảm chi tiêu trong sinh hoạt phí của gia đình thì khó bỏ quả việc làm sao giảm tiền đi chợ.

Theo , việc đầu tiên cần làm khi muốn cắt giảm chi phí đi chợ mua thực phẩm, đồ ăn và tiêu dùng hàng ngày đó là tìm cách từ bỏ dần các đồ ăn vặt (Junk food).

Thật ra, việc không mua đồ ăn vặt khi mua sắm thực phẩm có vẻ là điều gì đó khó khăn thậm chí với một số người là không thể thực hiện được vì quá thích các đồ ăn vặt khoái khẩu, đẹp mắt, và lại còn đang Sale giảm giá nữa.

Tại sao người tiêu dùng dễ ‘mắc bẫy’ Junk Food?

Theo Huffington Post Online, kịch bản của chuyện bị cuốn vào các loại thức ăn vặt mà thực tế không cần thiết, thường diễn ra như sau:

Chúng ta đi đến siêu thị với ý định mua thực phẩm lành mạnh mà cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, thế nhưng sau đó chúng ta bất ngờ thấy loại chocolate mà chúng ta thích, đang đặc biệt giảm giá, sale 50%. Khó cưỡng được sự mong muốn có được sản phẩm đó.

Thông thường, chúng ta không thể vượt qua được một món hời đặc biệt khi đúng sản phẩm mình thích, hoặc là sản phẩm đó được trình bày đẹp mắt, hấp dẫn nữa.

Vì vậy chúng ta mua thêm sản phẩm đó ngay, chưa nói đến các loại chip rẻ tiền và bánh bích quy thường được đặt trên các kệ nằm ở phía trước của lối đi, và rồi chúng cứ thế được đưa ra giỏ hàng của chúng ta.

Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng cũng là đầu bếp trứ danh Zoe Bingley-Pullin chia sẻ với HuffPost Australia, đồ ăn vặt thường được ấn định mức giá đặc biệt khó mà từ chối.

Hầu hết chúng ta đều thính một sự mua bán được lợi, giá hời, thế nên chúng ta dễ bị cám dỗ và mua đồ ăn vặt ngay cả khi đó không phải là điều mà chúng ta thực sự muốn.

Chuyên gia dinh dưỡng Fiona Tuck nói thêm: "Chúng ta có thể dễ dàng bị phân tâm bởi những thứ tươi sáng và sáng bóng, và bao bì thực phẩm sáng màu đầy màu sắc với cách tiếp thị thông minh.

Thật ra thì bản thân ngay từ khi được nghiên cứu để sản xuất và đưa ra thị trường thì đồ ăn vặt đã mang sứ mệnh chiến lược là để dụ chúng ta nhặt nó lên và cho nó vào giỏ hàng hay trolley của chúng ta."

Tuy nhiên, cũng có vô số các lý do khác khiến chúng ta mua nhiều đồ ăn vặt ví dụ như căng thẳng, mệt mỏi hoặc đang theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Chuyên gia dinh dưỡng Bingley-Pullin cho biết: "Nếu chúng ta ăn kiêng rất nghiêm ngặt và cảm thấy bị tước đi cái quyền được ăn thì chúng ta có thể cảm thấy chúng ta đang" nợ "một bữa ăn và chọn thức ăn vặt.

Chiến lược loại bỏ đồ ăn vặt

Sau đây là một vài cách mà chúng ta có thể áp dụng:

Hãy đi Shopping khi đã ăn no

Khi đang đói thì không phải là là hợp lý để đi mua thực phẩm bởi vì điều đó dẫn đến việc chúng ta vượt quá kế hoạch chi tiêu và mua đồ ăn mình đã định ra.

Về góc độ khoa học, não của bạn lúc đó đang tích cực nói rằng cơ thể của bạn đang đói và phải tìm ra các nguồn năng lượng nhanh (nghĩa là các chế phẩm carbohydrate, đường) vì vậy mà dễ lao vào đồ ăn vặt.

Có một kế hoạch mua sắm chi tiết

Chuyên gia dinh dưỡng Bingley-Pullin nói nên tuân theo một kế hoạch - lập danh sách những gì bạn cần và những gì bạn định mua.

Điều này có nghĩa là phải mất 5 phút trước khi bạn ghi lại chính xác những gì bạn cần.

Nên nấu vài bữa ăn trong tuần, vì điều đó giúp bạn giảm việc dùng thức ăn nhanh, không lành mạnh và các bữa ăn vặt.

Đi mua sắm khi tâm trạng bình tĩnh thoải mái

Nếu bạn đi mua sắm ngay sau một ngày dài căng thẳng trong công việc, và bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bị choáng, rất có thể chính việc lựa chọn ăn uống của bạn có thể phản ánh tâm trạng của bạn.

Đi chợ mỗi tuần một lần

Nên đi chợ mỗi tuần một lần thôi để chúng ta không phải đi lại nhiều vào cửa hàng siêu thị để lấy một món hàng nhỏ nào đó, vì thường thì ít ai lại ra về với 1 món hàng nho nhỏ.

Hãy suy nghĩ về nói KHÔNG với những loại khoai tây chiên (chips) và bánh biscuit mỗi tuần.

Mua sắm bắt đầu từ việc đi vòng ngoài xung quanh một siêu thị

Thường thì Sôcôla, khoai tây chiên, bánh bích quy, lollies và nước giải khát đều nằm ở giữa các lối đi, vì vậy nếu có thể, chỉ cần đừng đi xuống các lối đi đó.

Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, cần mua các loại đậu giàu dinh dưỡng, thảo mộc, gia vị và ngũ cốc được tìm thấy ở các lối đi.

Do đó, chỉ cần lưu ý là nếu bạn thấy Chocolate, khoai tây chiên dọc lối đi thì hãy nhớ mình cần mua gì và có những lựa chọn lành mạnh hơn.

 


Share
Published 15 June 2017 8:28pm
Updated 15 June 2017 8:36pm
By Xuân Ngọc

Share this with family and friends