1.9 triệu dân Úc đang mắc nợ thẻ tín dụng

Người Úc đang mắc kẹt vào các khoản nợ thẻ tín dụng mà họ không quản lý được. Chúng ta cũng bị chiêu dụ vào những sản phẩm tín dụng có mức lãi suất cao ngất ngưởng, từ đó ‘nợ chồng nợ'.

Two men will face court after hundreds of stolen credit cards were retrieved by NSW police.Two men will face court after hundreds of stolen credit cards were retrieved by NSW police.

Source: AP

Ngày nay, có 1,9 triệu người Úc đang mắc nợ thẻ tín dụng.

Bà Fiona Guthrie đến từ Cơ quan Tư vấn Tài chánh Úc cho biết từ khi mình bắt đầu công việc tư vấn tài chính hồi 30 năm trước, tư vấn trả nợ thẻ tín dụng luôn là vấn đề hàng đầu.

Năm ngoái,  Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) đã công bố bản đánh giá hơn 21,4 triệu tài khoản thẻ tín dụng được mở từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 6 năm 2017.

Bản đánh giá này đã hé lộ những thông tin khiến mọi người phải bất ngờ.

Người Úc đang mắc kẹt vào các khoản nợ thẻ tín dụng mà họ không quản lý được.  Chúng ta cũng bị chiêu dụ vào những sản phẩm tín dụng có mức lãi suất cao ngất ngưởng, từ đó ‘nợ chồng nợ'.

Chúng ta đã tốn bao nhiêu tiền để trả lãi suất tín dụng?

Số dư tín dụng trung bình của người Úc là $3,258, theo trang so sánh của Finder.  Trong đó, gần 2/3 tương đương với $1,986 là lãi suất tích lũy trung bình.

Tổng số nợ của người Úc năm 2017 là $45 tỷ, theo bản phúc trình của cơ quan quản lý tài chính.

Bản phúc trình này cũng cho thấy khách hàng sẽ có thể tiết kiệm được khoảng $621 triệu tiền lãi suất chỉ riêng trong năm tài chính 2016-2017 nếu họ sử dụng thẻ có lãi suất thấp hơn.
'‘Với những người đang phải trả lãi suất cao ngất ngưỡng, họ nên chuyển số nợ đó bỏ vào một gói thế chấp rẻ hơn rồi trả dần với lãi suất thấp hơn và cố gắng thanh lý nợ thay vì bị kẹt mãi với thẻ tín dụng.’
Người dùng cũng bị trừ thêm tiền trên các khoản phí.

ASIC tìm thấy khách hàng bị bắt buộc đóng khoảng $1,5 tỉ đô la tiền phí trong cùng một năm tài chính, bao gồm phí thường niên, phí phạt đóng trễ và các loại phí khác liên quan dành cho thẻ tín dụng.

Bà Guthrie nói mọi người có khuynh hướng chỉ trả nợ ở hạn mức tối thiểu, từ đó món nợ này cứ deo dẳng theo họ năm nầy sang năm khác- và có khi lên đến 10 năm.
Qua thời gian, các nhà băng sẽ thu thập thông tin và xây dựng một tệp các dữ liệu tín dụng của khách hàng, bao gồm cả những thói quen chi tiêu của họ.

Nếu chủ thẻ tín dụng thanh toán trễ, hồ sơ hoặc điểm tín dụng của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Điều này gây rắc rối cho họ sau này khi muốn đăng ký các khoản vay thế chấp, bao gồm vay để đầu tư bất động sản.

Nhà băng cũng quan sát giới hạn thẻ tín dụng của khách hàng. Ngay cả khi bạn chưa đạt đến giới hạn 10,000 đô la, họ vẫn loại hồ sơ vay vốn của bạn.

Bà Guthrie cho biết một số cải cách nguyên tắc đã thay đổi tình hình này.

‘Hiện nay, các nhà băng phải trải qua quy trình đánh giá xem liệu bạn có khả năng trả nợ trên thẻ tín dụng trong khoảng thời gian ba năm hay không.’

Sự thay đổi này rất có ý nghĩa bởi trước đây các ngân hàng chỉ đánh giá tiêu chuẩn để cấp thẻ tín dụng cho khách hàng dựa vào việc họ có thể đáp ứng các khoản hoàn trả tối thiểu hay không - thường nằm trong khoảng từ 2% đến 3% số dư.

‘Với những người đang phải trả lãi suất cao ngất ngưỡng, họ nên chuyển số nợ đó bỏ vào một gói thế chấp rẻ hơn rồi trả dần với lãi suất thấp hơn và cố gắng thanh lý nợ thay vì bị kẹt mãi với thẻ tín dụng’, bà Guthrie nói.

Làm sao trả hết nợ thẻ tín dụng?

Australian dollars
Australian super funds hit turbulence Source: AAP
Sẽ có rất nhiều người nói với bạn rằng họ thích xài thẻ tín dụng mà vẫn có thể trả tất cả hoá đơn mỗi cuối tháng.

Điều này nghe qua thật tuyệt vời. Nhưng các chuyên gia cho rằng có rất nhiều người bị mắc kẹt trong cái bẫy tín dụng vì các ngân hàng luôn muốn thu hút và giữ chân bạn.

Có hai cách để thoát khỏi hậu quả của thẻ tín dụng là chuyển số dư nợ vào thẻ khác hoặc hợp nhất vào cùng một khoản vay.

Chuyển số dư nợ là bạn tìm một loại thẻ tín dụng khác với lãi suất thấp hơn, sau đó chuyển khoản nợ của mình sang đó để trả dần.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, bạn cần phải có kỷ luật nhưng không có gì bảo đảm cách này sẽ giúp ích hoàn toàn.

Khi ASIC nhìn vào bảng đánh giá hiệu quả những người chuyển khoản số dư nợ, họ tìm thấy khoảng 1/3 những người này tăng nợ từ 10% trở lên.

Erin Turner từ nhóm vận động Bảo vệ Người Tiêu thụ Choice cho biết chuyển khoản số dư đi kèm với rất nhiều bẫy rập.

'Ví dụ, tỷ lệ chuyển khoản số dư ban đầu là 0%. Nhưng sau sáu tháng, một năm hoặc trong suốt tiến trình đó, bạn có thể phải trả lãi suất cao nhất trên thị trường thẻ tín dụng.'

'Đồng thời hãy để mắt đến mọi khoản phí, lệ phí, bất cứ khoản phụ thu nào bạn phải thanh toán cho thẻ mới sau khi thực hiện chuyển khoản.'

'Những gì các công ty thẻ tín dụng đang cố gắng làm là chiêu dụ và và giữ chân bạn. Nếu bạn gặp khó khăn, tốt hơn hết bạn nên chuyển sang vay vốn với lãi suất thấp hơn hoặc nói chuyện với ngân hàng của mình để tìm các phương án cho các khó khăn đó.' 

Theo bà Guthrie, quan trọng nhất là bạn cần bảo đảm mình hủy ngay thẻ cũ nếu bạn quyết định chuyển số dư sang thẻ mới và sau đó tìm cách trả nhanh hết mức có thể.

Hình thức cho vay ngang hàng ( peer-to peer loan)

Từ khi các đơn vị cho vay truyền thống (ngân hàng) bị chỉ trích trong Ủy ban Dịch vụ Tài chính và Ngân hàng năm ngoái, cho vay ngang hàng hay được biết đến là hình thức 'peer-to-peer loan' (P2P) hay  "Marketing lending" bắt đầu nở rộ.

Đây không phải là nhà băng, mà thay vào đó là một nền tảng kết nối những người vay cần tiền với các nhà đầu tư đang tìm kiếm một nơi để đầu tư vốn có sẵn của mình.
Những ai có điểm tín dụng mạnh có thể sẽ được nhận mức lãi suất thấp hơn so với người có lịch sử điểm tín dụng kém.
Stuart Stoyan là chủ tịch của công ty Fintech Australia và là thành viên của Nhóm tư vấn Fintech của Chính phủ.

Ông cũng là người sáng lập và giám đốc của MoneyPlace, một nền tảng cho vay ngang hàng đang trở nên phổ biến khi phần lớn khách hàng của họ chọn hình thức này để loại bỏ nợ thẻ tín dụng với lãi suất tốt hơn.

'Chúng tôi đi từ 7,65% đến khoảng 26% và 85% người vay của chúng tôi nhận mức lãi suất 15% hoặc thấp hơn.'

Hình thức vay ngang hàng có điểm cộng là tính cá nhân hóa các khoản vay và lãi suất dựa vào công nghệ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng nhanh và khá chính xác.

Những ai có điểm tín dụng mạnh có thể sẽ được nhận mức lãi suất thấp hơn so với người có lịch sử điểm tín dụng kém.

Người cấp vốn trên nền tảng này phải có giấy phép dịch vụ tài chính Úc (AFS) và giấy phép tín dụng Úc nếu họ cung cấp khoản vay tiêu dùng (consumer loan).

Bà Turner cho biết điều tốt nhất trước khi đăng ký các khoản tín dụng là tìm kiếm những lời khuyên độc lập.

'Nói chuyện với cố vấn tài chính, gọi cho họ qua số 1800 007 007 hoặc nhận thông tin trung lập từ một người không có ý định chiêu dụ bạn mua dịch vụ hay sản phẩm gì cả.'

'Hoặc bạn có thể tìm đến , truy cập trang web của ASIC hoặc tìm kiếm thông tin từ các nhóm như cố vấn tài chính.'
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share
Published 12 September 2019 10:55am
Updated 12 September 2019 11:00am
By Khánh Uyên

Share this with family and friends